Câu chuyện Những người dị mộng mơ như gởi gắm tâm tư làm nghệ thuật cho lớp trẻ,ữngngườidịmộngmơVởnhạckịchdễthươngcủahọctròQuốcThảsky88 dù khó khăn nghiệt ngã vẫn không bỏ nghề, vẫn xem sân khấu là ngôi nhà thứ hai cưu mang mình vượt qua giông bão cuộc đời.
Từ cô gái điếm đến cô gái có 6 ngón tay, hoặc bị bạch tạng, hoặc bệnh động kinh, hoặc giới tính thứ ba, con lai…, tất cả đều bị cuộc đời kỳ thị, chà đạp, coi là "dị thường", "dị tật". Nhưng tình cờ, họ tìm thấy ánh sáng sân khấu, và rẽ về phía đó. Họ có những năng khiếu thầm lặng, nhờ sân khấu mà được khai phá, phát triển. Tất nhiên, họ chưa phải là tài năng thật đỉnh, nhưng họ đủ sức tỏa sáng trong phạm vi một địa phương, vậy là đủ để hạnh phúc, và khán giả cũng đủ nhận được niềm vui từ nghệ thuật.
Cuộc đời thật rộng lớn, có khi cần ngôi sao rực rỡ, nhưng có khi cũng cần những con đom đóm nhỏ để lấp lánh đẹp xinh. Vấn đề là người ta có hết lòng vì nghệ thuật hay không, đừng làm bậy, đừng mượn nghệ thuật để mưu cầu đen tối là được rồi...
Và "những con đom đóm" ấy có quyền mộng mơ cho cuộc đời mình, thăng hoa với nó, ngay cả đấu tranh cho tình yêu cũng không ngoài sự mộng mơ chân chính.
Thú vị của vở nhạc kịch là khán giả được thưởng thức những kỹ thuật biểu diễn rất khó mà "ông thầy" Quốc Thảo đã "bắt" học trò mình phải thực hiện, chẳng hạn nhào lộn, đu bay, các kiểu múa khác nhau từ dân gian đến hiện đại, rồi khiêu vũ, vũ đạo cải lương… Quốc Thảo đã rèn cho các em sự đa năng để thích hợp với nhiều loại hình sân khấu và thích hợp cả khi đóng phim. Thời buổi mà sân khấu đang rất năng động, đổi mới, thì sự đa năng này rất cần thiết, giúp các em sống được bằng nghề, đặc biệt với thể loại nhạc kịch đang là xu hướng phát triển, thì âm nhạc và nhảy múa là điều rất quan trọng đối với diễn viên.
Đúng là xem một vở mà thấy sự nghiêm khắc của thầy cô và sự công phu học tập, rèn luyện của các em. Khán giả còn thấy cả một triển vọng từ những gương mặt trẻ này. Hóa ra, thầy cô đã dẫn các em đi biểu diễn ngay từ khi ngồi ghế nhà trường, từ diễn kịch, tới đóng phim, sự kiện, có sự cọ xát thực tế nên không hề lúng túng.
Ngoài ra, vở diễn còn gây thích thú cho khán giả ở thiết kế và trang phục thông minh, không tốn quá nhiều tiền, chất liệu lại dễ tìm mà lại rất đẹp. Những chiếc chiếu thô mộc của dân gian được vẽ thành những bức tranh nhẹ nhàng, mơ mộng, treo làm bức tường, làm cánh cửa, khiến rung động lòng người. Nghệ thuật hội họa ẩn trong nghệ thuật sân khấu, càng tôn vinh thẩm mỹ. Chưa hết, phía ngoài sảnh các em lại tổ chức những quầy bánh trái dân gian Việt Nam, khán giả đi dạo một vòng, mở ra bao cảm xúc trước khi chính thức vào xem.
Cảm động còn ở tình thầy trò gắn bó, các em gần gũi như với người thân, gia đình. Những giọt nước mắt, những cái ôm thắm thiết, những quà tặng trìu mến... Kiểu đào tạo tại các "lò" như thế này thường có sự gần gũi đáng yêu như vậy.
Nghệ sĩ Quốc Thảo cho biết, anh sẽ trau chuốt lại 2 vở tốt nghiệp mới nhất của K9 là vở Chờvà Những người dị mộng mơ để lên lịch bán vé, vì 2 vở rất khá. Anh đã hứa với học trò rằng sẽ tạo mọi điều kiện để các em làm nghề. Quả thật, khán giả đã tán thưởng 2 vở này rất nhiều, hy vọng sẽ diễn rộng rãi cho công chúng thưởng thức, đặc biệt là sinh viên, học sinh.